Thủ Tục Xin Lý Lịch Tư Pháp để Làm Giấy Phép Lao động Tại Việt Nam

01/02/2023

            Lý lịch tư pháp là một trong những loại tài liệu bắt buộc để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Người nước ngoài có thể làm lý lịch tư pháp tại quốc gia sở tại (nước mà người nước ngoài có quốc tịch) hoặc làm tại Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục xin lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay đơn giản hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, vì vậy nhiều người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc đều xin lý lịch tư pháp ở Việt Nam. Do đó, để hiểu rõ nhất về lý lịch tư pháp và thủ tục xin lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các loại lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp:

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm:

           + Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

             + Tình trạng án tích.

             + Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Để người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm:

          + Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

            + Tình trạng án tích.

            + Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Để được cấp giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài cần phải làm thủ tục để xin phiếu lý lịch tư pháp số 1.

2. Thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Để được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, Quý khách chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

           1. Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

           2. Hộ chiếu (bản sao chứng thực).

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần cung cấp thêm bản sao chứng thực visa đang sử dụng tại Việt Nam và Giấy khai báo tạm trú có xác nhận của công an xã, phường nơi người nước ngoài tại trú tại Việt Nam.

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

          - Sở Tư pháp tỉnh, thành phố.

          - Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Lưu ý: Người nước ngoài có thể tự đi nộp hoặc nhờ người khác đi nộp hồ sơ. Trường hợp nhờ người khác, người nước ngoài phải ủy quyền cho người đó bằng văn bản và có chứng thực.

Thời gian làm việc: Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng!

Cùng danh mục

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam

Bộ Luật Lao động 2019 quy định Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam. Miễn giấy phép lao động có thời hạn 2 năm. Trình tự, thủ tục cụ thể theo dõi bài viết dưới đây: