Thủ Tục Thành Lập Công Ty Tnhh Hai Thành Viên Trở Lên

25/11/2022

            Trong bài viết này, HD Luật xin được gửi tới Quý khách thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Có thể điểm qua một vài ưu điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau: Thành viên chịu trách nhiệm các khoản nợ, nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào công ty nhằm hạn chế rủi ro cho người góp vốn. Công ty TNHH hai thành viên có số lượng không nhiều và hầu hết là người tin cậy. Do đó, công ty dễ dàng quản lý và điều hành, không quá phức tạp. Đối với chế độ chuyển nhượng sẽ được quy định cụ thể và chặt chẽ. Vì vậy, dễ dàng kiểm soát việc thay đổi thành viên và hạn chế việc người lạ vào công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định tại Mục 1 Chương III Luật Doanh nghiệp 2020.

1. Các đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên

           Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Công ty TNHH hai hành viên trở lên. Theo quy định này, công ty TNHH hai thành viên có các đặc điểm như sau:

            - Về tư cách pháp nhân: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

            - Về số lượng thành viên: Từ 02 – 50 thành viên. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân.

            - Trách nhiệm của thành viên: Thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

            - Về việc phát hành chứng khoán: Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, công ty không được phát hành cổ phiếu, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

           - Về cơ cấu tổ chức: Công ty TNHH hai thành viên trở lên được tổ chức theo mô hình: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

2. Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

            Để thành lập được công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

            1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

            2. Điều lệ công ty.

            3. Danh sách thành viên.

            4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

            a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

            b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

             Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

             c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Các công việc cần làm sau thành lập

            Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể đi vào hoạt động thì công ty cần phải làm những công việc sau:

            - Khắc dấu, làm biển công ty

            - Kê khai thuế môn bài

            - Đăng ký chữ ký số

            - Đăng ký hóa đơn điện tử

            Một số công ty cần phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0967 678 613 hoặc email doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng!

Cùng danh mục

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Nếu bạn đang thắc mắc doanh nghiệp tư nhân là gì? Các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân? Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Thì hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để được giải đáp các thắc này. Có thể nói trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là loại hình đơn giản nhất do chỉ một cá nhân làm chủ. Tuy nhiên, loại hình đơn giản nhất không có nghĩa là các trách nhiệm pháp lý đi kèm sẽ nhẹ nhàng hơn. Mà ngược lại, các trách nhiệm pháp lý đặt ra với doanh nghiệp tư nhân lại chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Thể hiện rõ ràng và nổi bật nhất ở chỗ chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐƯỢC TÍNH NHƯ NÀO KHI KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Không có hợp đồng lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính như nào? Thu nhập phải chịu thuế là những thu nhập nào. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn.