Sau khi thành lập công ty thì việc thành lập địa điểm kinh doanh là rất cần thiết cho những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô của mình hoặc một số ngành nghề yêu cầu không được hoạt động tại địa chỉ trụ sở chính. Qua bài viết sau đây sẽ giúp Quý khách hình dung rõ hơn về địa điểm kinh doanh và thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty.
1. Một số vấn đề cần biết về địa điểm kinh doanh
Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp quy định: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”. Theo quy định này, địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành một số hoạt động cụ thể như sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa, hay một số hoạt động khác phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh có một số đặc điểm sau đây:
- Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp
- Không có mã số thuế riêng, phải hạch toán phụ thuộc vào trụ sở công ty
- Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với các ngành, nghề cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
2. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của công ty
Để thành lập địa điểm kinh doanh của công ty, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sau:
Bước 1: Xác định các vấn đề của địa điểm kinh doanh như: Tên, địa chỉ, ngành nghề cụ thể định kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh… Trong đó lưu ý tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp và cụm từ “ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH”.
Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
- Văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp ủy quyền người khác làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi địa điểm kinh doanh dự kiến đặt trụ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh.
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì gửi thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Một số công việc cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh
- Treo biển tại địa điểm kinh doanh.
- Kê khai và đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
- Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh (nếu khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ).
- Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
Trên đây là thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2020. Chúng tôi có các dịch vụ thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!