Nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng dự án đầu tư

08/05/2024

Trong quá trình hoạt động dự án đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển nhượng dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác. Việc chuyển nhượng dự án đầu tư hiện nay đang diễn ra rất phổ biến và giúp tạo sự linh hoạt trong quá trình hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư là hoạt động phải tuân theo quy định của pháp luật, vì vậy khi chuyển nhượng dự án đầu tư thì nhà đầu tư cũng phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 thì khi chuyển nhượng dự án đầu tư phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Khi đã đáp ứng các điều kiện này thì nhà đầu tư thực hiện chuyển nhượng theo trình tự thủ tục tại khoản 2 Điều 46 Luật Đầu tư.

1. Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Theo quy định pháp luật, các dự án đầu tư muốn thực hiện chuyển nhượng thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư năm 2020 như sau: 

a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư;

b) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư;

c) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

d) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;

đ) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);

e) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.

2. Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:

  1. Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  2. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
  3. Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
  4. Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có)
  6. Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
  7. Văn bản ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư gồm các tài liệu trên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi thực hiện dự án.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư. Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận hướng dẫn, giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và gửi hồ sơ đến cơ quan liên quan để tiến hành thẩm định. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện thì chuyên viên sẽ liên hệ hướng dẫn bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì ra thông báo về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Bước 4: Nhận kết quả. Sau khi có thông báo về việc giải quyết thủ tục hành chính, nhà đầu tư cầm theo giấy hẹn lên cơ quan đầu tư để nhận kết quả.  Kết quả có thể là một trong giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Văn bản điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân đối thành phố/huyện với dự án đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là điều kiện và thủ tục nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng dự án đầu tư mà HD Luật gửi tới Qúy khách. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau: a) Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật; b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới; c) Đối với loại hình công ty thì chọn các văn bản phù hợp như sau: - Công ty TNHH Một thành viên: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty;

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc mở rộng thị trường kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty đã lựa chọn phương án thành lập chi nhánh. Bài viết này sẽ trình bày những nội dung cơ bản về việc đăng ký hoạt động chi nhánh chi nhánh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành.