Tư vấn về các loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn khi đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

25/05/2019

Khi tiến hành đầu tư, một trong các vấn đề mà các nhà đầu tư luôn quan tâm đó là lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp có tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty sau này. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam cũng không có sự đồng nhất với các loại hình doanh nghiệp ở các quốc gia khác, do vậy khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi nhất, đạt được hiệu quả cao nhất. Với những hiểu biết của mình về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, công ty chúng tôi xin đưa ra bài viết để có thể đưa đến cho các khách hang cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này.

Theo quy định về pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thì doanh nghiệp có thể được tổ chức theo rất nhiệu loại hình khác nhau như Công ty tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn,…. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc trưng riêng, từ đó tạo nên những lợi thế hay hạn chế riêng của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Chính vì vậy sự lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp ngay từ những bước đầu tiên sẽ tạo ra sự thuận lợi trong hoạt động sau này cho công ty, tránh gặp phải các tranh chấp hay rủi ro trong quá trình kinh doanh và phân phối lợi nhuận.

1. Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, người này sẽ có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty về tổ chức nhân sự, lĩnh vực kinh doanh, vốn,… và được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Xem thêm: Loại hình Doanh nghiệp tư nhân

2.Công ty hợp danh: Về loại hình doanh nghiệp này, pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể mà thay vào đó là đưa ra các đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty hợp danh là công ty có các đặc trưng sau:

- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Xem thêm: Loại hình Công ty hợp danh

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Ngay từ cái tên của loại hình doanh nghiệp này đã nêu lên được đặc trưng cơ bản nhất của loại hình này, đó là về chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên công ty. Từ đó có thể đưa ra định nghĩa khái quát nhất về loại hình doanh nghiệp này như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận, có thể do một hoặc nhiều thành viên góp vốn thành lập và các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại, đó là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Xem thêm: Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên

                 Loại hình Công ty TNHH một thành viên

4. Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (số cổ phần mà mình nắm giữ).

Xem thêm: Loại hình Công ty cổ phần

Và có một điểm cần lưu ý rằng, Công ty 100% vốn nước ngoài hay Công ty liên doanh không còn được coi là một loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành nữa mà chỉ được xác định là một hình thức đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam mà thôi.

Trên đây là các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn không phụ thuộc vào hình thức đầu tư mà chỉ phụ thuộc bản chất của doanh nghiệp (về ngành nghề kinh doanh, số lượng thành viên, sở hữu vốn, trách nhiệm của mỗi thành viên…), do vậy có thể thấy quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài k hạn chế hơn so với các nhà  đầu tư trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường ưu tiên lựa chọn loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, HD Luật luôn mang lại những dịch vụ uy tín, đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý vị.

Công ty TNHH HD Luật – HD LAW LLP

Rất mong được hợp tác với quý khách hàng!

Cùng danh mục

Quy định người lao động làm thêm giờ năm 2024 như thế nào?

Bộ luật lao độngm hiện hành quy định về làm thêm giờ đối với người lao động như thế nào? Theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về quy định này.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP 2024

Bạn có biết những tên nào mà doanh nghiệp không được đặt và cần lưu ý những điều gì khi đặt tên doanh nghiệp không? Tên doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng, người tiêu dùng, đối tác thường nhận diện qua tên công ty. Ai cũng muốn sử dụng một cái tên thật đẹp và phù hợp với công ty của mình, tuy nhiên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên công ty phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được chấp thuận. Vì vậy, khi đặt tên công ty cần lưu ý những vấn đề sau đây.