THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY MỚI NHẤT

22/11/2023

          Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty có thể thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty cho phù hợp với mục tiêu mới của doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược kinh doanh mới hoặc đơn thuần là công ty đổi chủ sở hữu mới. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc liệu thủ tục thay đổi tên công ty có phức tạp và khó xử lý hay không? Sau đây, HD Luật xin được giải đáp các câu hỏi này thông qua bài viết sau đây.

1. Lưu ý khi đặt tên công ty

            Khi đặt tên công ty phải phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về đặt tên công ty. Trong đó có một số lưu ý quan trọng như sau:

            - Tên công ty mới dự định đặt không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đặt trước đó;

            - Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

            - Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

            - Thực hiện thay đổi biển, con dấu công ty và hệ thống nhận diện thương hiệu khác (nếu có);

           - Thực hiện thông báo với cơ quan quản lý nhà nước như: Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, bảo hiểm… và thông báo cho các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.

2. Hồ sơ thay đổi tên công ty 

            Để thay đổi tên công ty, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:

            1. Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần về việc thay đổi tên công ty.

           2. Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thay đổi tên công ty.

           3. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).

           4. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tên công ty.

           5. Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.

3. Trình tự thủ tục nộp hồ sơ thay đổi tên công ty

           Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên.

           Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ thay đổi tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

          Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và tên mới của công ty phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên mới của công ty không tuân thủ theo các quy định về đặt tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp thì ra thông báo sửa đổi hồ sơ.

          Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành thực hiện khắc lại dấu công ty, làm lại biển theo tên mới.

     Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬN TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP MỚI NHẤT 2024

Căn cứ pháp lý Luật Việc làm 2013; Nghị định 28/2015/NĐ-CP;

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Nếu bạn đang thắc mắc doanh nghiệp tư nhân là gì? Các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân? Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Thì hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để được giải đáp các thắc này. Có thể nói trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là loại hình đơn giản nhất do chỉ một cá nhân làm chủ. Tuy nhiên, loại hình đơn giản nhất không có nghĩa là các trách nhiệm pháp lý đi kèm sẽ nhẹ nhàng hơn. Mà ngược lại, các trách nhiệm pháp lý đặt ra với doanh nghiệp tư nhân lại chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Thể hiện rõ ràng và nổi bật nhất ở chỗ chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.