VỐN LƯU ĐỘNG LÀ GÌ ? PHÂN BIỆT VỐN ĐIỀU LỆ VỚI VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ?

25/10/2023

Một doanh nghiệp tồn tại không chỉ nhờ vào vốn điều lệ mà phải có thêm vốn lưu động. Vốn lưu động không được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

  1. Vốn lưu động là gì?

Hiện nay, theo quy định của luật Doanh nghiệp Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vốn lưu động hay còn gọi là tài sản lưu động. Tuy nhiên, có thể hiểu vốn lưu động là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, là những tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày như: Tiền trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền trả chi phí mặt bằng, điện nước,...

Vốn lưu động được thể hiện ở các bộ phận bao gồm: tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, hiện vật (vật tư, hàng hóa), các khoản nợ phải thu ngắn hạn…

  1. Cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn, điều đó được thể hiện rõ nhất ở công thức tính, cụ thể như sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...

- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.

  1. Ý nghĩa của vốn lưu động

Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đến việc duy trì và tồn tại của một doanh nghiệp. Căn cứ vào việc xác định vốn lưu động sẽ xác định được tình trạng của doanh nghiệp hiện tại.

Thông thường, một công ty sẽ xảy ra 2 tình trạng sau:

- Vốn lưu động có giá trị dương:

Điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ thế mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn. Giúp các hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.13

- Vốn lưu động có giá trị âm:

Chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc rằng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và rất dễ dẫn đến tình huống phá sản.

  1. Phân biệt vốn điều lệ và vốn lưu động của doanh nghiệp.

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Khái niệm vốn điều lệ và vốn lưu động thực chất hoàn toàn khác nhau. Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được sở hữu bởi các thành viên ghi trên điều lệ công ty, nó có liên quan đến rất nhiều quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên căn cứ trên tỷ lệ góp vốn ghi trên điều lệ.

Vốn lưu động là khái niệm thiên về kế toán và quản trị doanh nghiệp, là khoản tiền dự tính làm vốn luân chuyển, mua sắm tài sản lưu động, hàng hóa dịch vụ trong 1 kỳ kinh doanh. Phần dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị có thể xem là vốn cố định.

Khi mới thành lập thì toàn bộ vốn kinh doanh được hình thành tự vốn tự có (hay vốn ghi trên điều lệ ban đầu) nhưng sau này vốn kinh doanh sẽ được hình thành từ nhiều nguồn, vốn ban đầu, nợ và lợi nhuận để lại, trong khi vốn điều lệ vẫn không đổi trừ khi có quyết định thay đổi điều lệ.

Trên đây là những lưu ý về Vốn lưu động và vốn điều lệ theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau: a) Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật; b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới; c) Đối với loại hình công ty thì chọn các văn bản phù hợp như sau: - Công ty TNHH Một thành viên: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty;

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc mở rộng thị trường kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty đã lựa chọn phương án thành lập chi nhánh. Bài viết này sẽ trình bày những nội dung cơ bản về việc đăng ký hoạt động chi nhánh chi nhánh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành.