SO SÁNH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

01/11/2023

Văn phòng đại diện hay chi nhánh của thương  nhân nước ngoài là hai khái niệm rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên để hiểu sâu về pháp lý, phạm vi hoạt động thì chưa phải ai cũng rõ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho bạn hiểu rõ hơn về hai loại hình này.

1. Khái niệm

Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Luật thương mại 2005 thì “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”

Theo khoản 7 Điều 3 Luật thương mại 2005 “Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

2. Điểm giống nhau 

  • Đều là đơn vị phụ thuộc của một  công ty
  • Không có tư cách pháp nhân
  • Thừa sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức
  • Hoạt động của chi nhánh cũng như văn phòng đại diện nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu của tổ chức đó
  • Con dấu mang tên chi nhánh/ văn phòng đại diện;
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện/ chi nhánh
  • Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện 
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện/ chi nhánh

3. Điểm khác nhau văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài

3.1. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

a/ Chức năng 

  • Văn phòng đại diện chỉ thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền, tức là thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện.

b/ Hoạt động kinh doanh

  • Không có chức năng kinh doanh

c/ Quyền

  • Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện 
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện
  • Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam

d/ Nghĩa vụ

  • Không được thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật thương mại 2005 cho phép
  • Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện; Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam; Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

e/ Các loại thuế phải nộp

  • Thuế thu nhập cá nhân

f/ Hoạch toán thuế

  • Kê khai độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện quản lý

3.2. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

a/ Chức năng

  • Vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền. Trường hợp hoạt động trong các ngành nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

b/ Hoạt động kinh doanh

  •  Được đăng ký kinh doanh tất cả ngành nghề công ty đăng ký kinh doanh

c/ Quyền

  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh
  • Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp  với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này
  • Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam
  • Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

d/ Nghĩa vụ

  • Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận
  • Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam

e/ Các loại thuế phải nộp

  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế môn bài
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập cá nhân

f/ Hoạch toán thuế

  • Được lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc

Trên đây là những so sánh văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com -doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

CÓ CẦN ĐỔI CON DẤU KHI CẬP NHẬT ĐỊA CHỈ DOANH NGHIỆP?

Trong giai đoạn hiện nay, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã đang diễn ra theo chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước. Điều này kéo theo sự thay đổi tên gọi của nhiều địa phương. Với doanh nghiệp, đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến thông tin địa chỉ ghi nhận trên các loại giấy tờ pháp lý, bao gồm cả con dấu doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp băn khoăn liệu có cần thay đổi con dấu khi địa chỉ khắc trên dấu không còn phù hợp với tên địa phương mới. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành và cách xử lý phù hợp.

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.