THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ KHÔNG THUỘC DIỆN CHẤP THUẬN ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

15/11/2023

Để điều chỉnh dự án đầu tư thì việc xác định dự án đầu tư đó thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hay không là điều hết sức quan trọng. Và việc xác định này liên quan đến thẩm quyền quyết định để xin điều chỉnh một dự án. Vậy điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký dự án đầu tư như thế nào bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bạn làm rõ vấn đề này.

  1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

  1. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

Tùy vào mục tiêu của mỗi dự án sẽ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của các ban ngành khác nhau. Để xác định được dự án đầu tư đó thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hay không ta cần xác định dự án đó thuộc thẩm quyền của cấp nào trong các cấp sau đây:

- Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

- Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

-  Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Lưu ý: Cơ  quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

- Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư quy định tại Điều 41 Luật đầu tư 2020

- Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư

  1. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư

Trường hợp 1:  Điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư. 

Thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Trường hợp 2: Điều chỉnh dự án đầu tư không thuộc nội dung quy định tại trường hợp 1 vừa nêu, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị Định 31 hướng dẫn luật đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. 

Thời hạn: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Trên đây là thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

CÓ CẦN ĐỔI CON DẤU KHI CẬP NHẬT ĐỊA CHỈ DOANH NGHIỆP?

Trong giai đoạn hiện nay, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã đang diễn ra theo chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước. Điều này kéo theo sự thay đổi tên gọi của nhiều địa phương. Với doanh nghiệp, đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến thông tin địa chỉ ghi nhận trên các loại giấy tờ pháp lý, bao gồm cả con dấu doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp băn khoăn liệu có cần thay đổi con dấu khi địa chỉ khắc trên dấu không còn phù hợp với tên địa phương mới. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành và cách xử lý phù hợp.

DẠY HỌC ONLINE CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có thu tiền của học sinh là phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, có sự quản lý của cơ quan chức năng đối với các hoạt động giáo dục diễn ra ngoài khuôn khổ trường học chính quy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít cá nhân lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến tại nhà thông qua các nền tảng công nghệ mà không trực thuộc bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ sở giáo dục nào. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu những cá nhân dạy học online với hình thức độc lập như vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những phân tích chi tiết nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó có hướng đi phù hợp và đúng quy định pháp luật khi tham gia vào lĩnh vực dạy học trực tuyến.