Các hình thức đầu tư vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

26/01/2024

Cũng giống như những nhà đầu tư Việt Nam, khi tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải lựa chọn một trong các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn có phần giới hạn hơn so với các nhà đầu tư Việt Nam.Với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, HD Luật luôn mang lại những dịch vụ uy tín, đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho khách hàng. HD Luật xin tư vấn cho khách hàng về các hình thức đầu tư vào Việt Nam như sau: 

Khi đầu tư vào Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức đầu tư sau đây:

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập công ty liên doanh.

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam nhằm mục đích thu lợi nhuận, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

- Công ty liên doanh: Công ty liên doanh là hình thức kết hợp giữa một hoặc một số doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam với một hoặc một số doanh nghiệp trong nước trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước kia.

Tuy nhiên, khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài (được gọi là điều kiện tiếp cận thị trường). Các điều kiện này gồm:

- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

- Hình thức đầu tư;

- Phạm vi hoạt động đầu tư;

- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

- Điều kiện khác theo các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế (hay còn gọi là công ty) thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi được cấp, nhà đầu tư tiến hành làm thủ tục thành lập công ty.

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Đây là việc nhà đầu tư nước ngoài sử dụng tài sản của mình để mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, tổ chức kinh tế khác hoặc mua cổ phần của công ty cổ phần từ cổ đông của công ty, mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, của thành viên tổ chức kinh tế khác.

Khi đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phải đáp ứng điều kiện dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài về:

- Các điều kiện như thành lập tổ chức kinh tế;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Quy định của pháp luật đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Nhà đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư theo hình thức này có thể ký kết các loại hợp đồng như hợp đồng đối tác công tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

- Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

- Đầu tư theo hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mặc dù đầu tư theo hợp đồng BCC không thành lập công ty nhưng phải thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về các hình thức đầu tư này, khách hàng vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

NGƯỜI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ THỂ ĐĂNG KÝ TÊN DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH TRÙNG VỚI TÊN DOANH NGHIỆP KHÁC ĐƯỢC KHÔNG?

Việc đăng ký tên doanh nghiệp là một bước quan trọng trong quá trình thành lập và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu có thể đăng ký tên doanh nghiệp trùng với tên của doanh nghiệp khác hay không. Điều này không chỉ liên quan đến quy định pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

HỒ SƠ THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các thương nhân nước ngoài ngày càng quan tâm đến việc mở rộng và củng cố sự hiện diện tại thị trường Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc thay đổi người đại diện pháp luật của văn phòng đại diện là một yêu cầu tất yếu và quan trọng, nhằm đảm bảo sự phù hợp với chiến lược kinh doanh, điều kiện thực tế và yêu cầu pháp lý. Thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật không chỉ phản ánh sự linh hoạt và thích ứng của doanh nghiệp trước những biến động trong môi trường kinh doanh mà còn đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc thay đổi người đại diện pháp luật của văn phòng đại diện, cùng những thủ tục cần thiết và lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và hợp pháp.