THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐƯỢC TÍNH NHƯ NÀO KHI KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

22/04/2024

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Không có hợp đồng lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính như nào? Thu nhập phải chịu thuế là những thu nhập nào. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn.

1. Thu nhập chịu thuế 

Căn cứ theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2017 và Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các thu nhập sau đây:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 
  • Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới hình thức chuyển khoản 

2. Không ký hợp đồng lao động có phải đóng thuế TNCN không?

Tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về việc khấu trừ thuế với các trường hợp khác như sau:

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

Như vậy, những cá nhân không ký hợp đồng lao động nếu có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải đóng thuế TNCN với mức thuế suất là 10%.

Tuy nhiên, cũng ngoại trừ trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi cá nhân, tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, trước khi thực hiện khai cam kết nêu trên cá nhân còn phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm thực hiện cam kết. Mẫu cam kết này được đính kèm tại Phụ lục II  Thông tư 80/2021/TT-BTC 

3. Không ký hợp đồng lao động, tính thuế thu nhập cá nhân thế nào?

Như đã đề cập tại mục (2) những cá nhân dù không ký hợp đồng lao động nhưng có thu nhập từ 02 triệu đồng/ lần trở lên thì các cá nhân, tổ chức trả thu nhập phải trích 10% tiền lương của người lao động để đóng thuế TNCN theo công thức như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Các cá nhân thuộc trường hợp này có thể áp dụng công thức nêu trên để tính thuế TNCN của bản thân hoặc có thể sử dụng tiện ích do Thư Viện Pháp Luật cung cấp.

Để tổng kết lại, các cá nhân dù không ký kết hợp đồng lao động vẫn phải đóng thực hiện đóng thuế theo quy định của pháp luật. Nguồn thu thuế TNCN góp phần bổ sung vào ngân sách Nhà nước để chi cho các hoạt động chung của xã hội và giúp tái phân phối thu nhập, điều

Cùng danh mục

HỒ SƠ THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các thương nhân nước ngoài ngày càng quan tâm đến việc mở rộng và củng cố sự hiện diện tại thị trường Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc thay đổi người đại diện pháp luật của văn phòng đại diện là một yêu cầu tất yếu và quan trọng, nhằm đảm bảo sự phù hợp với chiến lược kinh doanh, điều kiện thực tế và yêu cầu pháp lý. Thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật không chỉ phản ánh sự linh hoạt và thích ứng của doanh nghiệp trước những biến động trong môi trường kinh doanh mà còn đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc thay đổi người đại diện pháp luật của văn phòng đại diện, cùng những thủ tục cần thiết và lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và hợp pháp.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY MẸ, CÔNG TY CON

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con rất quan trọng trong việc mở rộng và tối ưu hóa hoạt động. Theo pháp luật Việt Nam, công ty mẹ có quyền kiểm soát công ty con nhưng phải tuân thủ các quy định nhằm đảm bảo minh bạch và công bằng. Vậy có phải công ty mẹ là công ty ra đời trước công ty con không? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.