DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THỦ TỤC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ NĂM 2024

13/05/2024

Đối với bối cảnh mở cửa thị trường để thu hút nhà đầu tư nước ngoài thì các biện pháp bảo đảm đầu tư là điều mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được quy định nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.

1. Thế nào là dự án đầu tư?

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

2. Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư

Nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định 31/2021 NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư. Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên dự án, mục tiêu, địa điểm, quy mô, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Biện pháp bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (ký quỹ hoặc lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định 31/2021 NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.    

- Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được xác định theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 26 Nghị định 31/2021 NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.

- Thời điểm, thời hạn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 26 Nghị định 31/2021 NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.

-  Điều kiện hoàn trả, điều chỉnh, chấm dứt bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 9 Điều 26  Nghị định 31/2021 NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.

- Biện pháp xử lý trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 26 Nghị định 31/2021 NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.

- Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khác của các bên liên quan đến nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 26 Nghị định 31/2021 NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.

- Những nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 31/2021/ NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư và pháp luật có liên quan.

Mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được tính bằng tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư của dự án đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:

- Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức bảo đảm là 3%

- Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 2%

- Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 1%

Vốn đầu tư của dự án được xác định để làm căn cứ tính mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2021/ NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nghĩa vụ bàn giao cho nhà nước quản lý sau khi hoàn thành (nếu có). Trường hợp tại thời điểm ký kết Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư mà chưa xác định được chính xác các chi phí xây dựng các công trình bàn giao cho Nhà nước thì cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ vào dự toán chi phí trong Đề xuất dự án do nhà đầu tư lập để xác định số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.

Trừ các dự án không được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư, nhà đầu tư được giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án trong các trường hợp sau:

- Giảm 25% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 31/2021/ NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 31/2021/ NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.

- Giảm 50% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 31/2021/ NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định 31/2021/ NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định như sau:

Thời hạn 1: Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm;

Thời hạn 2: Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơi nhưng không quá 70 năm;

Lưu ý: 

- Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.

- Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa theo 02 thời hạn trên trừ các dự án đầu tư sau đây:

               + Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;

               + Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.

Trên đây là các vấn đề cơ bản về dự án đầu tư và thủ tục bảo đảm dự án đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Xử phạt đối với hành vi thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư không đúng thời gian quy định
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì
đối với việc thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư không đúng thời gian quy định thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

 

Cùng danh mục

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau: a) Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật; b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới; c) Đối với loại hình công ty thì chọn các văn bản phù hợp như sau: - Công ty TNHH Một thành viên: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty;

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc mở rộng thị trường kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty đã lựa chọn phương án thành lập chi nhánh. Bài viết này sẽ trình bày những nội dung cơ bản về việc đăng ký hoạt động chi nhánh chi nhánh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành.