GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

17/06/2024

Căn cứ pháp lý:

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 01/2021/NĐ – CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định 96/2016/NĐ – CP quy định điều kiện về anh ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Giấy phép thành lập doanh nghiệp là gì?

Giấy phép thành lập doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty) là một loại giấy tờ có hiệu lực pháp lý để chứng minh doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Giấy phép này được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau khi các thủ tục liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp đáp ứng chi tiết, đầy đủ và hoàn tất.

Ngoài ra, theo pháp luật quy định còn có định nghĩa khác về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp (Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).

Nội dung của giấy phép thành lập doanh nghiệp?

Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, nội dung của giấy phép thành lập doanh nghiệp thường chứa các thông tin về:

- Tên doanh nghiệp và mã số thuế hoạt động của doanh nghiệp.

- Địa chỉ trụ sở của công ty.

- Ngành nghề kinh doanh.

- Mức đăng ký vốn và số lượng cổ phần/phần vốn điều lệ tương ứng.

- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty, các thành viên trong ban quản trị/ban giám đốc.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty tư nhân và công ty cổ phần.

- Ngoài ra, giấy phép còn có thể chứng nhận các thông tin khác như số điện thoại, website, email, mã số thuế và các thông tin khác liên quan đến hoạt động của công ty.

Đây cũng là những nội dung cần thiết phải có trong giấy phép thành lập doanh nghiệp, để điền các nội dung cho đúng quy định thì cần điền đầy đủ các thông tin kể trên

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp?

Theo Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ – CP, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp gồm:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kết hoạch – Đầu tư (cấp tỉnh);

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân cấp huyện (cấp huyện).

Các cơ quan này có con dấu và tài khoản riêng, có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hộ kinh doanh, xử lý các thủ tục liên quan.

Thời hạn giấy phép kinh doanh

Thời hạn của giấy phép kinh doanh sẽ tùy thuộc vào từng loại ngành nghề đăng ký kinh doanh.

+ Đối với các ngành nghề không yêu cầu điều kiện, pháp luật Việt Nam hiện hành không có bất kỳ quy định nào về thời hạn của giấy phép kinh doanh.

+ Đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện, pháp luật sẽ quy định thời hạn cụ thể với giấy phép kinh doanh. Ví dụ, giấy phép kinh doanh của ngành thức uống có cồn sẽ có thời hạn 5 năm.

Thêm vào đó, còn có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được quy định trong Nghị định 96/2016/NĐ – CP, nhằm để đảm bao an ninh, trật tự trên các ngành có tính nguy hiểm. Cụ thể quy định về thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự tại Điều 15 của Nghị định này.

Các hình thức của giấy phép thành lập doanh nghiệp

Giấy phép thành lập doanh nghiệp được phân loại dựa theo mô hình kinh doanh mà chủ doanh nghiệp lựa chọn. Cụ thể, hình thức giấy phép thành lập công ty phân thành 4 loại:

+ Công ty tư nhân.

+ Công ty cổ phần.

+ Công ty hợp danh (dành riêng cho một số lĩnh vực đặc thù).

+ Công ty TNHH gồm: Công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên.

Pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định, bất kỳ mỗi cá nhân, tổ chức nào trước khi bắt đầu tiến hành kinh doanh, cần phải đưa ra lựa chọn cụ thể về mô hình kinh doanh của công ty mình. Dựa vào 4 loại hình doanh nghiệp trên cần lựa chọn hình thức phù hợp.

Thực chất, giấy phép thành lập công ty là quyền hạn của Nhà nước trong việc đưa ra quyết định có cho phép hay không cho phép doanh nghiệp thành lập. Mặc dù có một số cá nhân, tổ chức nộp đầy đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị Nhà nước từ chối nếu lĩnh vực, ngành nghề đăng ký thành lập công ty ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung xã hội. Đồng thời, Nhà nước cũng sẽ hạn chế số lượng ngành nghề thành lập của doanh nghiệp sau khi được phép hoạt động.

Thời hạn cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp

Theo Khoản 5 Điều 26, Luật Doanh nghiệp 2020: thông thường, thời gian cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp sẽ dao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ra thông báo bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa chữa đến người thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp phải các tình huống cần được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tiếp tục duy trì tính hợp pháp. Việc cấp lại này thường xuất phát từ các nguyên nhân như mất, hỏng, hoặc thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

ĐIỀU LỆ CÔNG TY

Điều lệ công ty là một văn bản quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong việc xác lập cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Đây là tài liệu thể hiện các nguyên tắc, quy định nội bộ và quyền hạn của các thành viên, góp phần đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Việc xây dựng điều lệ phù hợp không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của công ty. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu những vấn đề pháp luật về Điều lệ công ty trong bài viết sau.