DOANH NGHIỆP MUỐN KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NHƯNG KHÔNG CÓ MÃ NGÀNH XUẤT KHẨU THÌ PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO ?

02/08/2024

     Hiện nay, xuất, nhập khẩu được xem là kênh tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu và khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc xuất khẩu do không có mã ngành xuất, nhập khẩu phù hợp với sản phẩm kinh doanh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp trong trường hợp này.

     Thứ nhất, tại khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các quyền của doanh nghiệp:“5.Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.”. Như vậy, mọi doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tại Việt Nam đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

      Thứ hai, tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết môt số điều của Luật Quản lý ngoại thương, cụ thể như sau:

Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

  1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

         Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

  1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

      Thứ ba, theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, cùng không có mã ngành liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

       Như vậy, những doanh nghiệp Việt Nam không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, những hàng hóa xuất – nhập khẩu phải không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa cấm/tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định pháp luật.

      Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc mã ngành, nghề xuất, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp  theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH MỚI NHẤT

    Công ty hợp doanh là gì?        Công ty hợp doanh là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( được gọi là thành viên hợp danh). Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty còn có thể thêm thành viên góp vốn Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản :cảu mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị vốn đã cam kết góp

PHÂN BIỆT CHI NHÁNH VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Trên thực tế, vẫn có rất hiều người còn nhầm lẫn giữa văn phòng đại diện và chi nhánh. Dựa vào đặc điểm, tính chất chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được chi nhánh và văn phòng đại diện. Sau đây, HD luật giúp các bạn phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh.