THỦ TỤC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH

26/08/2024
  1.     Chi nhánh là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020

Chi nhánh  là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

  1.     Tư cách pháp nhân của chi nhánh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

- Cơ cấu tổ chức phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ của pháp nhân, hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, thay đổi và đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Mà bên cạnh đó, theo quản khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền

 Như vậy, chi nhánh không phải là pháp nhân

  1.     Quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Theo Điều 213 Luật doanh nghiệp quy định:

-  Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

- Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.

  1.     Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh như sau:

- Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

-Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh,..doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh,..chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.

- Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh , Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh,…đến Phòng đăng ký kinh doanh.

-Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chất dứt hoạt động chi nhánh,...trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế,  đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh,…

- Chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật nước đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH MỚI NHẤT

    Công ty hợp doanh là gì?        Công ty hợp doanh là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( được gọi là thành viên hợp danh). Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty còn có thể thêm thành viên góp vốn Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản :cảu mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị vốn đã cam kết góp

PHÂN BIỆT CHI NHÁNH VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Trên thực tế, vẫn có rất hiều người còn nhầm lẫn giữa văn phòng đại diện và chi nhánh. Dựa vào đặc điểm, tính chất chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được chi nhánh và văn phòng đại diện. Sau đây, HD luật giúp các bạn phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh.