1. Công ty hợp doanh là gì?
Công ty hợp doanh là doanh nghiệp trong đó:
- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( được gọi là thành viên hợp danh). Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty còn có thể thêm thành viên góp vốn
- Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản :cảu mình về các nghĩa vụ của công ty
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị vốn đã cam kết góp
2.Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh có quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
e) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
f) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
(i) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
(ii) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
(iii) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Theo khoản 2 Điều 181 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định nghĩa vụ của thành viên hợp danh là:
a) Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
b) Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
e) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
f) Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
g) Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
h) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3.Thủ tục thành lập công ty hợp danh
3.1.Hồ sơ thành lập gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao các giấy tờ: Căn cước công dân, hộ chiếu, hoặc giấy tờ hợp pháp khác của các thành viên. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sản các giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3.2. Phương thức nộp hồ sơ:
Có thể nộp hồ sơ một trong ba cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Nộp qua bưu điện đến địa chỉ của Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Nộp online qua mạng điện tử;
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy và hồ sơ phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định.
3.3.Thời gian giải quyết:
Theo quy định khoản 5 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có thể đăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!