HỒ SƠ THÔNG BÁO VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

28/07/2023

1. Căn cứ pháp lý:

- Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

2. Các công trình cần phải có giấy phép an toàn phòng cháy chữa cháy

  • Nhà ở có chiều cao từ 7 tầng, khách sạn, văn phòng, nhà cho thuê văn phòng đang có người làm việc
  • Nơi sản xuất, khai thác, chế biến xăng dầu, những chất đốt dạng khí được hóa lỏng. Nơi sản xuất hóa chất, vật liệu sễ cháy nổ. Với những cơ sở này, dù quy mô lớn hay nhỏ vẫn bắt buộc phải xin giấy phép về PCCC mới được hoạt động
  • Xưởng sản xuất, gia công vật liệu nổ công nghiệp. Kho chứa bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
  • Những nơi dùng làm kho chứa, dự trữ xăng dầu có dung tích từ 500 m3, kho chứa dự trữ khí đốt có trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
  • Cây xăng, nơi buôn bán xăng dầu, kinh doanh khí đột dạng lỏng
  • Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, bách hóa (kể cả là chợ tạm) có toàn bộ diện tích từ 1200m2, hoặc 300 tiểu thương kinh doanh trở lên
  • Nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất từ 20.000kW, tạm biến áp từ 220kV trở lên
  • Các phương tiện giao thông như ô tô từ 4 chỗ trở lên, xe chuyên trở các vật liệu, hàng hóa, hóa chất dễ gây cháy nổ

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Lưu ý: Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định trên phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

4. Hồ sơ thông báo về đảm bảo an toàn phòng cháy – chữa cháy:

- Văn bản thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (mẫu PC06);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy:

+ Quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

+ Quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;

+ Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

+ Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;

+ Phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

Để có thêm các thông tin chi tiết về trình tự, thủ tục thông báo về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cần tư vấn hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý , hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988.073.181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com.

HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

Hồ sơ xin thành lập trung tâm tư vấn du học

Thủ tục xin cấp phép hoạt động dịch vụ tư vấn du học của HD Luật được biết đến với khả năng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Việt Nam. 

Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học

Trong tình hình kinh tế hội nhập hiện nay, nhu cầu được sang nước ngoài học tập và làm việc của người dân ngày càng tăng cao, do đó, việc thành lập một trung tâm để hướng dẫn du học cũng ngày càng trở nên bức thiết.