THỦ TỤC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ BẰNG ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI ĐỂ XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG TẠI HÀ NỘI

30/08/2023
  1. Căn cứ pháp lý:
  • Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Chính phủ;
  • Thông tư số 01/2012/TT-BNG ngày 20 tháng 03 năm 2012 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính Phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Bộ Ngoại Giao.
  1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, "Hợp pháp hóa lãnh sự" được định nghĩa là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. 

  1. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học nước ngoài tại Hà Nội

Căn cứ theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP và Thông tư 01/2012/TT-BNG thì bằng đại học nước ngoài không thuộc trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nên muốn sử dụng giấy tờ này tại Việt Nam thì bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự. Do đó, trình tự hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học nước ngoài tại Hà Nội sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự có thể tự mình đi nộp hoặc ủy quyền cho người thân hoặc bên thứ ba nộp thay tại Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam - Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

Theo Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-BNG, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao gồm:

+ 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

+ Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân, hộ chiếu,...

+ 01 Bản Photo của CMND hoặc Hộ Chiếu

+ Bản gốc bằng đại học nước ngoài đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

+ 01 bản dịch có công chứng bằng đại học nước ngoài đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

+ 01 bản photo bằng đại học bao gồm bản gốc và bản dịch để lưu tại Bộ Ngoại giao.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu để lưu tại Bộ Ngoại giao.

-  Đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.

-  Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh.

Bước 3: Trả kết quả:

Sau khi nhận đủ hồ sơ, Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự cho hồ sơ này.

  1. Lệ phí và thời hạn giải quyết
  • Lệ phí : 30,000 VND/bản dịch công chứng (Lệ phí tính theo số bản dịch công chứng)
  • Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
  1. Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học nước ngoài tại Hà Nội

Nếu bạn không thể trực tiếp chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, lý lịch tư pháp tại Cục lãnh sự, bạn có thể liên hệ HD Luật & Fdico để hỗ trợ dịch vụ trên.

Trên đây là toàn bộ quy trình hợp pháp hóa lãnh sự bằng đại học nước ngoài tại Hà Nội do HD Luật & Fdico tổng hợp. Các bạn chuẩn bị hồ sơ theo quy định để tránh những sai sót không đáng có khi xin hợp pháp hóa giấy tờ nhé!

Cùng danh mục

THỦ TỤC XÁC NHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Ngày 17/10/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 1560/QĐ-LĐTBXH công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

QUY ĐỊNH MỚI LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI NĂM 2023

Ngày 18/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

DỊCH VỤ VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI HD LUẬT

Hiện nay, nhu cầu người nước ngoài vào Việt Nam để làm việc và xin giấy phép lao động ngày nhiều. Cùng với đó, những đơn vị tư vấn và thực hiện dịch vụ xin cấp giấy phép lao động cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể lựa chọn được một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và có trách nhiệm cao. HD Luật với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, trong đó có tư vấn về giấy phép lao động đã và đang đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam về các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động và các thủ tục cho người nước ngoài.

Xử Phạt Khi Người Lao động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam Vi Phạm Pháp Luật Lao động

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều người nước nước ngoài vào làm việc với các vị trí, vai trò khác nhau như: người quản lý doanh nghiệp, chuyên gia, lao động kỹ thuật… Để làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng một số điều kiện nhất định và một trong những yêu cầu là phải có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Nếu không có các giấy tờ này hoặc vi phạm các quy định về người lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định.

Hồ Sơ Cấp Giấy Miễn Giấy Phép Lao động

Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không thuộc diện cấp Giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để được cấp Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (hay còn gọi là giấy miễn giấy phép lao động) để lao động hợp pháp tại Việt Nam. Giấy miễn giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi có đủ điều kiện lao động tại Việt Nam. Nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động thì người lao động đó sẽ bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Thủ Tục Xin Lý Lịch Tư Pháp để Làm Giấy Phép Lao động Tại Việt Nam

Lý lịch tư pháp là một trong những loại tài liệu bắt buộc để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Người nước ngoài có thể làm lý lịch tư pháp tại quốc gia sở tại (nước mà người nước ngoài có quốc tịch) hoặc làm tại Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục xin lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay đơn giản hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, vì vậy nhiều người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc đều xin lý lịch tư pháp ở Việt Nam. Do đó, để hiểu rõ nhất về lý lịch tư pháp và thủ tục xin lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động cùng tham khảo bài viết dưới đây.

© 2022 CÔNG TY LUẬT TNHH HD LUẬT & FDICO
Giấy phép hoạt động số: 01070580/TP/ĐKHĐ
Trụ sở: Tầng 12A, Tòa nhà TCT 319 Bộ Quốc Phòng, 63 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0988073181 - 0984588831
Email: lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com
VP Miền Nam: 116 Đề Thám, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0984588831
Email: doanhnghiep@hdluat.com