CÁCH TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG MỚI NHẤT 2024

10/05/2024

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế phổ biến mà doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần theo dõi để kê khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Vậy cụ thể cần lưu ý những gì về thuế giá trị gia tăng? Hãy cùng HD Luật & Fdico tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Hiểu một cách đơn giản hơn, đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và người tiêu dùng sẽ thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.

Như vậy, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

2. Thuế suất thuế GTGT

Căn cứ Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị quyết 110/2023/QH15, mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng trong năm 2024 theo 02 giai đoạn sau:
(1) Giai đoạn từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/6/2024 sẽ áp dụng 04 mức thuế suất là: 0%, 5%, 8% và 10%.
(2) Giai đoạn từ ngày 01/7/2024 đến ngày 31/12/2024 sẽ áp dụng 03 mức thuế suất là: 0%, 5% và 10%.

Trong đó:

- Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và các hoạt động tương tự quy định chi tiết tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC;

- Thuế suất 5%: Thường áp dụng cho các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế có liên quan tới việc cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu xem chi tiết tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC;

- Thuế suất 10%: Áp dụng cho các đối tượng không thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0% và đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5%;

- Thuế suất 8%: Giảm thuế GTGT về 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP từ 01/01/2024 đến 30/6/2024.

3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế GTGT có thể áp dụng một trong 02 phương pháp sau:

3.1. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

* Đối tượng áp dụng: Các đơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, gồm:

  • Đơn vị kinh doanh có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
  • Đơn vị kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, trừ hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.

* Công thức tính:

Số thuế VAT cần nộp = Số thuế VAT đầu ra - Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế VAT đầu ra = Giá thuế các sản phẩm/dịch vụ bán ra x Thuế suất VAT các sản phẩm/dịch vụ đó.

Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ: là tổng số thuế VAT đã ghi trên các hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa/dịch vụ, chứng từ nộp thuế VAT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng đủ các quy định.

3.2. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

* Đối tượng áp dụng:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở kinh doanh thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu tại Việt Nam và không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
  • Các tổ chức kinh tế khác (trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)

* Công thức tính:

Số thuế VAT cần nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trong đó: 

Tỷ lệ % để tính thuế được quy định như sau:

  • Đối với dịch vụ phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
  • Đối với các hoạt động kinh doanh khác: 2%
  • Đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Đối với dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý: 10%

Doanh thu: là tổng số tiền thu được từ bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bao gồm các khoản phụ thu, phụ phí thêm mà đơn vị kinh doanh được hưởng.

Trên đây là các phương pháp tính thuế GTGT. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

 

Cùng danh mục

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau: a) Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật; b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới; c) Đối với loại hình công ty thì chọn các văn bản phù hợp như sau: - Công ty TNHH Một thành viên: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty;

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc mở rộng thị trường kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty đã lựa chọn phương án thành lập chi nhánh. Bài viết này sẽ trình bày những nội dung cơ bản về việc đăng ký hoạt động chi nhánh chi nhánh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành.