THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

20/05/2024

Hiện nay, có nhiều trường hợp các nhà đầu tư chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án của mình cho một nhà đầu tư khác để tiếp tục thực hiện dự án. Vậy điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư là gì và thủ tục chuyển nhượng như nào?

1. Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư
  • Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư; một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản
  • Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư , giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có)
  • Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư 

2.  Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư 

 Trường hợp 1: Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư và dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án như sau:

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Đối với dự án đầu tư không thuộc điểm a Khoản 2 Điều 46 Luật Đầu tư quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư quy định như sau:

Việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng

Cùng danh mục

KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – BỊ XỬ PHẠT BAO NHIÊU? 

Việc không ký hợp đồng lao động với người lao động là thực trạng vẫn đang diễn ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, hành vi này không chỉ vi phạm quy định pháp luật mà còn tiềm ẩn rủi ro rất lớn về tài chính, uy tín, và tranh chấp pháp lý. Vậy không ký hợp đồng lao động bị xử phạt bao nhiêu? Có cách nào để doanh nghiệp xử lý hợp lý, đúng luật mà vẫn tối ưu chi phí? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

XÓA BỎ THUẾ KHOÁN ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH

Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã đưa ra một định hướng cải cách quan trọng: chấm dứt hoàn toàn việc áp dụng phương pháp thuế khoán đối với hộ kinh doanh, muộn nhất là vào năm 2026. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo hướng minh bạch, hiện đại và bền vững hơn.