NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN VÀO CÔNG TY VIỆT NAM

04/05/2023

           Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có thể đầu tư vào công ty Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định pháp luật. Những hình thức này đều được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Khi thực hiện việc góp vốn đầu tư vào công ty Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

1. Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam 

             Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào công ty Việt Nam theo các hình thức sau đây:

             - Mua cổ phần theo quy định của công ty cổ phần

             - Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn

             - Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh

             - Góp vốn vào công ty Việt Nam theo hình thức khác

2. Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

            Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

              Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp sau:

             - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

            - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

           Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam

             Nếu thuộc các trường hợp sau thì phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam:

           - Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

            - Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam

            1. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có).

           2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

           3. Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó.

           4. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh).

           5. Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

4. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

           Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Nhà đầu tư thực hiện góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty

             Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trên 51%, Công ty Việt Nam thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

         Căn cứ Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc thanh toán cho các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp đó. Do đó, khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một ngân hàng tại Việt Nam; có thể được mở bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, tùy thuộc vào đồng tiền được dùng để góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

           Các thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn thực hiện kê khai thuế khi chuyển nhượng theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).

Bước 3: Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

            Nhà đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

            Trên đây là thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 02462.930.982 – 0988073181 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

THỦ TỤC SÁP NHẬP CÔNG TY VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SÁP NHẬP CÔNG TY

Việc sáp nhập doanh nghiệp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích nhưng đi kèm với đó vẫn có những tiềm ẩn rủi ro xảy ra. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho bạn về việc sáp nhập doanh nghiệp để bạn có sự cân nhắc về các điểm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn một cách thuận lợi, tối ưu, hiệu quả.

THAY ĐỔI NHÀ ĐẦU TƯ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện dự án tại Việt Nam có thể chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người khác. Điều này dẫn đến việc dự án đầu tư có thêm nhà đầu tư mới. Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

04 ĐIỂM MỚI TRONG TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU 2023

Ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Một trong những điểm nổi bật của Nghị định 65/2023/NĐ-CP là sự ra đời của bộ tờ khai Sở hữu công nghiệp mới, trong đó có tờ khai Đăng ký nhãn hiệu.

NHỮNG LƯU Ý VỀ LỆ PHÍ MÔN BÀI, THỜI ĐIỂM NÀO DOANH NGHIỆP PHẢI ĐÓNG LỆ PHÍ MÔN BÀI, TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC MIỄN?

Lệ phí môn bài hay còn gọi là thuế môn bài là khoản tiền mà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm trừ thuộc trường hợp có quy định khác. Mức nộp lệ phí môn bài hàng năm không quá lớn nhưng đó là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, có những trường hợp được miễn lệ phí môn bài. Tại bài viết này chúng tôi sẽ phân tích những lưu ý về lệ phí môn bài cho doanh nghiệp của bạn.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐẶT CỌC VÀ TẠM ỨNG

Đặt cọc và tạm ứng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong thực tế. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai khái niệm này và hiểu được lợi ích của chúng trong các giao dịch dân sự.

ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nhà nước là một chủ trương đúng đắn, điều này đã góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Để thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhà nước đã có không ít những chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư mở ra nhiều cơ hội mới trong kỷ nguyên mới. Căn cứ vào quy hoạch và hướng phát triển trong từng thời kỳ. Chính phủ quy định danh mục ngành và nghề của từng lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Cụ thể trong bài viết dưới đây.

© 2022 CÔNG TY LUẬT TNHH HD LUẬT & FDICO
Giấy phép hoạt động số: 01070580/TP/ĐKHĐ
Trụ sở: Tầng 12A, Tòa nhà TCT 319 Bộ Quốc Phòng, 63 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02462.930.982 - 0988073181
Email: lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com
VP Miền Nam: 116 Đề Thám, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: 0984588831
Email: doanhnghiep@hdluat.com