ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

23/05/2023

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều. Các quốc gia chiếm tỉ lệ đầu tư từ Việt Nam cao như: Hoa Kỳ, Singapore, Campuchia, Israel… Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực: khoa học công nghệ, bán buôn, bán lẻ, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo… Sau đây chúng tôi xin được gửi tới quý khách những thông tin cần thiết khi đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

1. Ai được đăng ký đầu tư ra nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 68 Nghị định 31/2021 hướng dẫn Luật Đầu tư thì những cá nhân, tổ chức sau được đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

           - Doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật;

           - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

           - Tổ chức tín dụng;

           - Hộ kinh doanh;

        - Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp là những cá nhân không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp;

           - Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh.

Cần lưu ý rằng, những tổ chức trên phải được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Những ngành nghề nào được đầu tư ra nước ngoài?

Về nguyên tắc chung, những ngành nghề được kinh doanh tại Việt Nam đều có thể đầu tư ra nước ngoài, trừ những ngành nghề sau:

            - Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh;

            - Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu;

            - Ngành nghề nước tiếp nhận đầu tư cấm đầu tư kinh doanh.

Một số ngành nghề đặc thù cần được cấp phép trước khi đầu ra nước ngoài như:

           - Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán: nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

          - Báo chí, phát thanh, truyền hình: nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.

Tuy nhiên, pháp luật mỗi quốc gia là khác nhau. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thị trường, hệ thống pháp luật quốc gia dự định đầu tư, đặc biệt là ngành nghề đầu tư sang nước ngoài phải phù hợp và được pháp luật quốc gia dự định đầu tư cho phép đầu tư.

3. Quy định về vốn đầu tư ra nước ngoài

            Luật Đầu tư không quy định cụ thể về số vốn đầu tư tối thiểu ra nước ngoài. Nghĩa là doanh nghiệp được lựa chọn số vốn đầu tư ra nước ngoài phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và kế hoạch của nhà đầu tư. Tuy nhiên, số vốn đầu tư ra nước ngoài phải đảm bảo hoạt động của nhà đầu tư khi hoạt động tại nước ngoài.

3.1. Các loại vốn được đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

            - Vốn chủ sở hữu;

            - Vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài;

            - Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

3.2. Các loại tài sản được đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

- Tiền, bao gồm:

          + Đồng Việt Nam;

          + Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép.

- Các loại tài sản, gồm:

          + Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;

          + Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;

          + Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài;

- Các loại tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.

4. Các dự án nào phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài?

Một số dự án có tính chất đặc thù phải được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, gồm các dự án sau:

            - Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

            - Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định;

            - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

            - Dự án đầu tư không thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông nhưng có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

5. Hồ sơ, thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
5.1. Đối với dự án chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:

           - Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

           - Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

           - Đề xuất dự án đầu tư;

          - Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

           - Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;

           - Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật Đầu tư hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Đầu tư;

          - Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);

            - Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư;

            - Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 73 của Nghị định 31/2021;

            - Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 74 của Nghị định 31/2021;

            - Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay;

           - Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư;

           - Các tài liệu khác có liên quan.

Thời gian giải quyết:

           - Dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội: 6 – 10 tháng

           - Dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ: 3 – 6 tháng

5.2. Đối với dự án không thuộc chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau:

           - Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

           - Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

           - Quyết định đầu tư ra nước ngoài;

           - Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;

          - Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề cần được cấp phép, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan;

           - Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư;

           - Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 73 của Nghị định 31/2021;

           - Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 74 của Nghị định 31/2021.

Thời gian giải quyết: Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét, cấp mã số dự án từ 30 – 45 ngày làm việc.

Trên đây là thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại mà HD Luật gửi tới Qúy khách. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.073.181/0984.588.831 hoặc email lawyers@hdluat.com - doanhnghiep@hdluat.com. HD Luật luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đưa đến cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng!

Cùng danh mục

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH MỚI NHẤT

    Công ty hợp doanh là gì?        Công ty hợp doanh là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( được gọi là thành viên hợp danh). Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty còn có thể thêm thành viên góp vốn Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản :cảu mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị vốn đã cam kết góp

PHÂN BIỆT CHI NHÁNH VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Trên thực tế, vẫn có rất hiều người còn nhầm lẫn giữa văn phòng đại diện và chi nhánh. Dựa vào đặc điểm, tính chất chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được chi nhánh và văn phòng đại diện. Sau đây, HD luật giúp các bạn phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh.